Mới lần đầu tiên đóng gói vận chuyển hàng hóa bạn không biết phải đóng gói như thế nào cho đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cao nhất cho những mặt hàng của mình.
Bạn lo lắng về vấn đề mình không biết cách đóng gói hàng hóa cẩn thận sẽ khiến cho các mặt hàng bị hư hỏng, đem lại rủi ro cao, phải bồi thường cho khách hàng? Vậy thì hãy cùng tham khảo ngay một số bí kíp sau đây là nào.
Lựa chọn vật liệu để đóng gói vận chuyển hàng phù hợp
Là một trong những khâu đầu tiên nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình vận chuyển hàng, việc lựa chọn vật liệu phù hợp để đóng gói hàng hóa cần được đặc biệt chú ý.
Tùy thuộc vào tính chất từng loại hàng hóa vận chuyển mà sẽ có những vật liệu đóng gói phù hợp riêng. Chẳng hạn như:
- Mặt hàng thông thường có thể sử dụng thùng carton để đóng gói
- Mặt hàng dễ vỡ, hàng hóa là chất lỏng nên sử dụng thùng xốp để chứa đựng
- Một số loại thiết bị máy móc nên dùng thùng gỗ để đóng gói
- Hồ sơ tài liệu nên được đựng trong các bao bì giấy
Ghi chú đầy đủ thông tin về hàng hóa
Sau khi đóng gói hàng hóa, chúng ta nên sử dụng một tờ giấy nhỏ để ghi chú bên ngoài các kiện hàng về các thông tin liên quan đến hàng hóa, đặc biệt là loại hàng vận chuyển.
Việc ghi chú này nhằm mục đích là để người vận chuyển có thể lưu tâm hơn về hàng hóa của chúng ta thuộc vào loại đặc biệt, cần cẩn thận để tránh trường hợp xảy ra rủi ro.
Hàng dễ vỡ là một trong những mặt hàng rất phổ biến, thường xuyên được vận chuyển qua nhiều nơi khác nhau. Chính vì vậy mà khi đóng gói mặt hàng này chúng ta cần lưu ý một vài vấn đề như:
Tuyệt đối không được xếp các loại hàng dễ vỡ chung với nhau để giảm thiểu xuống mức thấp nhất rủi ro nếu không may hàng hóa gặp sự cố.
Đóng gói hàng dễ vỡ thật nhẹ tay để tránh trường hợp mặt hàng này bị hư hỏng ngay trong quá trình đóng gói hàng hóa
Khi gói hàng dễ vỡ nên sử dụng loại túi cuốn chuyên dụng hoặc giấy để cuốn xung quanh bên ngoài và sử dụng xốp chèn vào các khe hở.
Xem thêm: Nguyên tắc xếp hàng lên xe tải an toàn
Thực hiện việc đóng gói vận chuyển hàng hóa cẩn thận, chắc chắn
Dù là bất cứ mặt hàng gì khi đóng gói hàng hóa chúng ta cũng cần đóng gói kỹ càng và cẩn thận.
Ngoài việc sử dụng băng keo để dán các mép thùng carton, chúng ta cũng nên sử dụng băng dính dán hình chữ thập xung quanh các thùng giấy carton cũng như thùng xốp để đảm bảo vào sự an toàn tuyệt đối cho hàng hóa không bị thất lạc trong quá trình vận chuyển.
Nếu chúng ta sử dụng các loại thùng nhựa hoặc thùng gỗ để đóng gói hàng hóa vận chuyển thì trước khi khi chuyển hàng hóa lên xe bạn nên kiểm tra một lần nữa các chốt an toàn của những loại thường này, đảm bảo cho các thùng thật chắc chắn, hàng hóa được an toàn.
Sắp xếp hàng hóa dễ vỡ lên trên cùng
Ngoài việc đóng gói kỹ càng và cẩn thận các loại hàng hóa như lưu ý phía trên, khi đóng gói hàng dễ vỡ bạn cần đặc biệt chú ý và ưu tiên xếp những loại hàng hóa này lên trên cùng như các loại đồ thủy tinh, hàng gốm sứ, pha lê, bóng điện,…
Việc đóng gói và sắp xếp hàng hóa dễ vỡ lên trên cùng này không chỉ đảm bảo an toàn cho chính mặt hàng dễ vỡ mà còn đảm bảo an toàn cho những loại hàng hóa xếp cùng với mặt hàng “nhạy cảm về độ chịu lực” này.
Đặc biệt nếu mặt hàng dễ vỡ có chứa thêm chất lỏng bên trong như dạng chai thủy tinh chứa các dung dịch thì chúng ta nên sử dụng một số loại túi bọc bên ngoài để đảm bảo các hàng hóa ra trong cùng kiện hàng được an toàn nếu không may đồ thủy tinh bị vỡ trong quá trình vận chuyển.
Cần có đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề
Yêu cầu cuối cùng cho quá trình đóng gói các loại hàng hóa nhưng cũng là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng đó chính là các nhân viên thực hiện việc sắp xếp và đóng gói hàng hóa phải là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ cao.
Ngoài ra đội ngũ nhân viên kỹ thuật cũng phải là những người nhanh nhẹn, làm việc chu đáo và cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao.
Hi vọng với những thông tin trên đây chúng ta sẽ biết cách làm sao để có thể đóng gói hàng hóa một cách đảm bảo nhất, tránh được những rủi ro không đáng có.
Quy cách đóng gói hàng hóa cụ thể
Ngoài những quy định chung về quy cách đóng gói hàng hóa đã nêu ở trên, chúng ta cần lưu ý đến quy cách đóng gói cụ thể, chi tiết cho từng loại hàng hóa sau:
Mỹ phẩm
Đối với hàng hóa là mỹ phẩm, để quá trình vận chuyển được an toàn, bạn nên:
- Bịt kín và cố định nắp các loại mỹ phẩm đựng trong chai, lọ.
- Chèn các vật liệu chống va đập bên trong, bên ngoài bọc kín để tránh thấm nước.
Hàng dễ vỡ
Hàng dễ vỡ là mặt hàng cần tuân thủ tuyệt đối quy cách đóng gói. Bạn phải bọc kín các góc cạnh của sản phẩm bằng 2 đến 3 lớp giấy bọt khí để đảm bảo an toàn.
Nếu hàng dễ vỡ để trong thùng carton, bạn cần chèn kín các mặt của sản phẩm để không bị xô lệch, không bị vỡ trong quá trình vận chuyển. Đồng thời dán cảnh báo hàng dễ vỡ bên ngoài.
Tối ưu nhất là đóng gói hàng hóa dễ vỡ bằng hai lớp hộp. Ở giữa hai lớp hộp có một lớp xốp chống va đập. Nếu phải đóng gói nhiều sản phẩm, bạn có thể chọn mua những hộp carton rẻ tiền để tiết kiệm chi phí.
Đồ điện tử, đồ công nghệ
Hàng điện tử là loại hàng hóa dễ bị hư hỏng nếu ở trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị va đập mạnh trong quá trình vận chuyển. Do đó, khi đóng gói loại mặt hàng này, bạn phải sử dụng các loại giấy bọt khí, mút xốp,…để hạn chế va đập. Kết hợp chèn xung quanh để không bị xê dịch khi vận chuyển.
Với sản phẩm điện tử còn nguyên hộp của nhà ẩn xuất, bạn chỉ cần quấn cố định giấy bọt khí xung quanh. Nếu sản phẩm không còn hộp của nhà sản xuất, bạn cần bọc giấy bọt khí xung quanh sản phẩm. Dùng băng keo cố định các góc cạnh. Sau đó, đựng sản phẩm trong thùng carton có kích thước phù hợp với sản phẩm. Chèn xốp vào các khoảng không giữa sản phẩm và thùng carton để tránh trầy xước, va đập mạnh khi vận chuyển.
Sách và văn phòng phẩm
Khi đóng gói sách và văn phòng phẩm, cần đóng gói sao cho không bị thấm nước, hạn chế trầy xước bằng cách bọc nilon và đặt trong thùng carton có kích thước phù hợp. Với loại văn phòng phẩm dễ rách và ở dạng mảnh như bản đồ, tranh ảnh bạn nên cuộn tròn chúng và đựng trong ống bìa carton cứng hoặc ống nhựa rồi bịt kín hai đầu.
Thực phẩm khô
Thực phẩm khô, dễ vỡ vụn cần đóng gói kín, nhiều lớp và chống ẩm. Bạn nên tiến hành hút chân không để sản phẩm được đảm bảo chất lượng sau quá trình vận chuyển.
Cần lưu ý là phải quấn kỹ thực phẩm khô để tránh phát mùi, không nên vận chuyển sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, dưới 1 tháng.
Quần áo, bỉm tã các loại
Nếu quần áo bỉm tã các loại vẫn còn hộp của nhà sản xuất, chúng ta chỉ cần bọc túi nilon bên ngoài và dùng băng keo để dán kín hàng là được. Trường hợp sản phẩm không còn hộp của nhà sản xuất, lúc này bạn cần bọc một lớp bọt khí chắc chắn trước khi bọc lớp túi nilon và dán băng keo bên ngoài.
Cần lưu ý là:
- Quần áo nên gấp gọn trước khi đóng gói để tiết kiệm diện tích.
- Với giày dép hoặc túi xách phải đựng trong hộp carton để tránh hư hỏng.
Đồ gia dụng có kích thước lớn
Với đồ gia dụng có kích thước lớn, bạn nên chèn xốp có độ dày từ 5cm trở lên xung quanh sản phẩm rồi mới cho vào thùng hàng đóng gói. Nên sử dụng loại thùng carton 3 lớp và niêm phong các nếp gấp của hộp bằng băng dính để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.